Tuy Phước đạt giải nhất Liên hoan “Chèo bả trạo”

Thứ hai - 28/08/2023 16:11 1.087 0
Thực hiện kế hoạch số 107-KH/TĐTN-TG ngày 25/7/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Định về việc tổ chức Liên hoan “Chèo bả trạo” trong đoàn viên thanh niên; thiết thực chào mừng Kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2023) và Quốc khánh Nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2023). Tối ngày 26/8/2023 tại Quảng trường Tượng đài Chiến thắng TP. Quy Nhơn, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tổ chức Liên hoan “Chèo bả trạo” trong đoàn viên thanh niên lần thứ I, năm 2023. Liên hoan với sự tham gia của 05 đơn vị Huyện đoàn Tuy Phước, Huyện đoàn Phù Cát, Huyện đoàn Phù Mỹ, Thành đoàn Quy Nhơn và Thị đoàn Hoài Nhơn.
Tuy Phước đạt giải nhất Liên hoan “Chèo bả trạo”
Sau các phần dự thi Liên hoan hết sức nghiêm túc, đặc sắc và có sự đầu tư kỹ lưỡng của các đội thi. Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho đơn vị Tuy Phước, giải Nhì cho Đơn vị Thành đoàn Quy Nhơn, giải Ba cho đơn vị Huyện đoàn Phù Mỹ, giải Khuyến khích cho đơn vị Thị đoàn Hoài Nhơn và Huyện đoàn Phù Cát. Đồng thời, đơn vị Tuy Phước là đơn vị được Ban Giám khảo đánh giá cao về tính bảo tồn nguyên bản của bài chèo gốc, số lượng ĐVTN tham gia, nghệ nhân hỗ trợ (không quá 02 người) và thời gian dự thi (không quá 20 phút) theo đúng quy định của Ban Tổ chức.

Tham gia Liên hoan lần này đội chèo thôn Bình Thái, xã Phước Thuận là đội đại diện cho huyện nhà tham gia Liên hoan toàn tỉnh. Phước Thuận là một xã của huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định tiếp giáp với Đầm Thị Nại. Cuộc sống của người dân gắn liền với các hoạt động trên sông nước. Từ xa xưa, để thể hiện sự tôn kính đối với Ngư ông và cầu mong cuộc sống lao động bình yên, no ấm, người dân Phước Thuận làm lễ Cầu Ngư vào đầu năm mới. Và một hoạt động không thể thiếu trong lễ Cầu Ngư là sinh hoạt diễn xướng hát Chèo Bả trạo. Vì thế Chèo Bá trạo không chỉ là một hình thức diễn xướng dân gian mà còn gắn liền với văn hóa tâm linh vùng sông nước, cầu mưa thuận gió hòa của người dân địa phương và đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Trích đoạn trong tổng thể Chèo Bả trạo có các nhân vật như: Tổng sanh, Tổng lái, Tổng thương, Tổng cờ và 12 - 18 con trạo. Lời ca được viết trong kịch bản của Chèo Bả trạo gắn liền với cuộc sống lao động, niềm mong ước của người dân, vừa hàm chứa yếu tố tín ngưỡng vừa thể hiện nguyện vọng của ngư dân, bộc lộ tinh thần lạc quan, lòng yêu nghề, yêu cuộc sống và nhất là chất lãng mạn của những nghệ sĩ miền biển.

Liên hoan lần này là cơ hội để thế hệ trẻ được học hỏi, kế thừa và duy trì hình thức diễn xướng dân gian từ xa xưa của các thế hệ cha ông trước nguy cơ bị mai một. Đồng thời, hoạt động đã góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo cơ hội giao lưu, học hỏi giữa các đơn vị trong toàn tỉnh và thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ.

Tác giả bài viết: Nguyễn Bảy - Huyện Đoàn

Hướng dẫn nghiệp vụ
Bản tin nội bộ
Đề cương tuyên truyền
Tài liệu tham khảo
Báo cáo tổng kết năm
Báo cáo kinh tế xã hội
Hỏi đáp trực tuyến
Báo điện tử CS
Tuyên giáo
Xây dựng đảng
Tạp chí Cộng sản
Liên kết website
  • Đang truy cập61
  • Tháng hiện tại225,623
  • Tổng lượt truy cập5,106,480
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây