Lễ khánh thành tượng tại công viên Can Lộc

Thứ tư - 18/10/2023 10:39 548 0
Chiều ngày 11.10, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh - Đơn vị kết nghĩa, đã tổ chức lễ khánh thành tượng La sơn Phu tử Nguyễn Thiếp và tượng Danh nhân Đào Tấn tại công viên Can Lộc thuộc địa bàn thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước. Tham dự buổi Lễ có đồng chí Bùi Trung Hiếu - Phó Giám dốc sờ VH và Thể thao tỉnh; đồng chí Nghiêm Sĩ Đống - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Can Lộc cùng các đồng chí lãnh đạo huyện Can Lộc; đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tuy Phước cùng các đồng chí lãnh đạo huyện Tuy Phước.
Quang cảnh Buổi Lễ
Quang cảnh Buổi Lễ
Nguyễn Thiếp (1723-1804) được sinh ra trong một gia đình hiếu học tại làng Mật Thôn, xã Nguyệt Áo, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang (nay thuộc Can Lộc, Hà Tĩnh). Ông là một trong bốn nhân vật được giới học thuật xếp vào hàng phu tử (nhà hiền triết) trong lịch sử dân tộc. Năm 1743, ông đi thi Hương và đậu hương giải, được bổ làm Huấn Đạo rồi thăng Tri Huyện Thanh Chương (Nghệ An). Năm 1786, Nguyễn Thiếp quyết định rũ áo, từ quan, sống cuộc đời ẩn cư với danh hiệu La Sơn Phu Tử. Chúa Trịnh nhiều lần mời ông ra làm quan, nhưng ông từ chối. Chỉ đến khi vua Quang Trung kiên nhẫn cầu hiền đến ba lần, ông mới nhận lời giúp.
Tượng của La sơn Phu tử Nguyễn Thiếp đặt tại công viên Can Lộc thuộc địa bàn thị trấn Tuy Phước
Sau khi đại thắng quân Thanh, năm 1791, vua Quang Trung cho mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân để bàn việc quốc gia đại sự. Cảm động trước sự chân tình của vị vua “Áo vải cờ đào”, ông nhận lời giúp vua, cứu nước, đã có những đóng góp to lớn cho nhà Tây Sơn với cương vị cố vấn cấp cao của triều đình, được vua Quang Trung hết mực tin tưởng.
Tượng của Danh nhân văn hóa Đào Tấn đặt tại công viên Can Lộc thuộc địa bàn thị trấn Tuy Phước
Danh nhân Đào Tấn (1845-1907) tên đầy đủ là Đào Tăng Tấn, tự là Chỉ Thúc, hiệu là Tô Giang, Mai Tăng, Mộng Mai. Ông là người làng Vinh Thạnh (nay thuộc xã Phước Lộc), huyện Tuy Phước (Bình Định). Năm 1867 (năm Tự Đức thứ 20), Đào Tấn đỗ cử nhân. Trong cuộc đời làm quan, Đào Tấn 2 lần được bổ nhiệm làm Tổng đốc An Tĩnh (Nghệ An-Hà Tĩnh) năm 1889 và 1898. Đào Tấn là một tấm gương liêm chính, mẫu mực. Ông được vua Tự Đức ban tặng các danh hiệu “thanh, thận, cần” (trong sạch, thận trọng, chuyên cần) và “bất úy cường ngự” (không sợ uy vua). Năm 1904, Đào Tấn về hưu, lúc đó ông vừa tròn 60 tuổi. Sau khi nghỉ hưu, Đào Tấn dốc toàn tâm toàn ý cho nghệ thuật hát bội, nuôi đoàn hát; lập “Học bộ đình Vinh Thạnh”, đào tạo, bồi dưỡng lớp học trò tài năng làm rạng danh nghệ thuật hát bội tại quê hương Tuy Phước, Bình Định.

Việc tổ chức đặt tượng La sơn Phu tử và tượng danh nhân Đào Tấn tại công viên Can Lộc (thị trấn Tuy Phước) là việc làm hết sức ý nghĩa, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ học tập và noi gương các danh nhân văn hoá của quê hương, đất nước. Đây cũng là hoạt động bồi đắp, gắn kết nghĩa tình giữa 2 huyện Tuy Phước-Can Lộc.

Tác giả bài viết: Tấn Hùng - Trung tâm VH - TT - TT huyện

Hướng dẫn nghiệp vụ
Bản tin nội bộ
Đề cương tuyên truyền
Tài liệu tham khảo
Báo cáo tổng kết năm
Báo cáo kinh tế xã hội
Hỏi đáp trực tuyến
Báo điện tử CS
Tuyên giáo
Xây dựng đảng
Tạp chí Cộng sản
Liên kết website
  • Đang truy cập31
  • Tháng hiện tại188,111
  • Tổng lượt truy cập4,412,509
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây