Sức lan tỏa từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Thứ hai - 18/01/2021 16:09 241 0
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, là giải pháp quan trọng để thực hiện Nghị quyết 33, BCH TW Khóa V về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, góp phần thắng lợi mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Các tiêu chí xây dựng nếp sống văn hóa được thực hiện găn kết chặt chẽ với việc thực hiện các phong trào thi đua, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Sức lan tỏa từ phong trào “Toàn dân  đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
Theo đó, công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng có những chuyển biến tích cực. Hàng năm, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ và thay đổi nhân sự lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, Ban Chỉ đạo (BCĐ) huyện và các xã, thị trấn đã ban hành các Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo nhằm đáp ứng kịp thời cho công tác chỉ đạo phong trào được thường xuyên và liên tục. Trên cơ sở đó, Ban vận động các khu dân cư cũng được củng cố kiện toàn theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả, đưa nội dung Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa vào Quy ước của các thôn, khu phố để tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền các nội dung của phong trào cũng được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức: Tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh huyện các chuyên mục “Xây dựng đời sống văn hóa”, “Pháp luật và đời sống”, những gương điển hình người tốt, việc tốt trong thực hiện phong trào... hay tuyên truyền trực quan bằng pa-nô, khẩu hiệu, băng-rôn, văn nghệ cổ động, tuyên truyền trong sinh hoạt các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các câu lạc bộ không sinh con thứ ba, câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình... và trong các cuộc họp nhân dân tại thôn, khu phố. Nhờ đó, tạo được sự chuyển biến trong việc nâng cao nhận thức của nhân dân về thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần tự giác, tự quản ở khu dân cư.

Kết quả, phong trào xây dựng gương người tốt, việt tốt và phong trào xóa đói giảm nghèo đã tạo hiệu ứng tốt trong thi đua xây dựng nông thôn mới. Các mô hình “Khu dân cư giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”, “Khu dân cư tự quản về an ninh trật tự”, “Khu dân cư tự quản về vệ sinh môi trường”... được triển khai sâu rộng. Đến nay, đã có 196 tập thể và hơn 400 cá nhân được biểu dương khen thưởng "Gương người tốt, việt tốt" và các điển hình tiên tiến cấp tỉnh và cấp huyện từ các cơ quan, đơn vị, hội đoàn thể, doanh nghiệp và trường học... trong toàn huyện. Phong trào "Xóa đói giảm nghèo" đạt kết quả đáng khích lệ, bằng nguồn vốn cho vay của Nhà nước thông qua các hội, đoàn thể như: Vốn xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ nông dân… đa số hội viên, đoàn viên và hộ gia đình đã đầu tư phát triển kinh tế đem lại hiệu quả thiết thực, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, đời sống vật chất của các tầng lớp nhân dân từng bước được cải thiện, góp phần làm giảm hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, huyện đã triển khai thực hiện tốt Cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" đã khơi dậy mạnh mẽ đạo lý, nếp sống cao đẹp của người Việt Nam. Nhiều tấm lòng nhân ái, nhiều nghĩa cử cao đẹp của các cơ quan, đơn vị, tập thể, cá nhân, các tổ chức tôn giáo...đã dành cho người nghèo: Năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 11,27%; năm 2010 huyện có 3,75%; tính đến hết năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ còn 2,21% tổng số hộ dân trên toàn huyện; phối hợp triển khai hiệu quả Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trong cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên công đoàn, thanh niên... và nhân dân ở các khu dân cư. Kết quả, 100% các xã, thị trấn, thôn, khu phố, hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Nhiều hủ tục lạc hậu ở các địa phương trên địa bàn huyện đã được loại bỏ; các lễ hội hàng năm được duy trì, tổ chức đúng quy định và đã thực sự trở thành ngày hội mang đậm sắc thái của từng địa phương.

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa được đặc biệt chú trọng, các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa được gắn kết chặt chẽ với việc bình xét, công nhận các danh hiệu thi đua. Những nội dung được chú ý khi bình xét Gia đình văn hóa là việc chấp hành luật pháp của Nhà nước về an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, gia đình không có người mắt tệ nạn xã hội, gia đình hòa thuận, không có bạo lực trong gia đình, tham gia sinh hoạt thôn, tổ dân phố và tương trợ cộng đồng... Ngoài ra, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với chính quyền và Mặt trận các cấp thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tổ chức tốt việc lấy ý kiến tham gia xây dựng Quy ước, hương ước Thôn, khu phố phố văn hóa... công khai các chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và việc đóng góp kinh phí xây dựng các công trình công cộng của địa phương như: Xây dựng giao thông nông thôn, điện chiếu sáng công cộng và các công trình phúc lợi khác, đã phát huy được quyền dân chủ của nhân dân tron thảo luận, bàn bạc và thống nhất mức huy động, giám sát trong xây dựng. Nhiều công trình phúc lợi công cộng được nhân dân tham gia giám sát, chất lượng công trình có hiệu quả rõ rệt, từ đó tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Kết quả mang lại từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã từng bước nâng cao nhận thức và hành vi của nhân dân đối với việc chấp hành pháp luật, các quy định của nhà nước, của địa phương, thúc đẩy mạnh mẽ các lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tăng thu ngân sách, xã hội hóa cao trong lĩnh vực đảm bảo an ninh trật tự, chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường, xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở. Chất lượng xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa ngày càng được nâng lên, danh hiệu gia đình văn hóa hàng năm đều đạt từ 95% trở lên; 97% thôn, khu phố thực hiện tốt quy ước ở khu dân cư. Nhiều thôn, khu phố tiếp tục phát huy tinh thần tự quản, tự giác cao trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân tham gia gìn giữ cảnh quan đường làng, ngõ xóm, nơi sinh hoạt cộng đồng dân cư. Đến nay, toàn huyện có có 178 Tổ tự quản các tuyến đường tự quản, đảm bảo xanh, sạch, đẹp, cùng với đó các mô hình trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” đã và đang đi vào chiều sâu, nội dung thiết thực, tập trung vào công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, các nguồn tin cung cấp cho lực lượng công an có chất lượng, nhờ đó đã nắm chắt tình hình kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý các vi phạm của các loại tội phạm, không để xảy ra phức tạp, không để hình thành điểm nóng về an ninh trật tự nhất là trong các ngày lễ lớn, các sự kiện văn hóa chính trị trên địa bàn. Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa tiếp tục phát huy Quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn văn hóa đạt kết quả tốt. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” phát triển mạnh; đến nay, toàn huyện có 65 Câu lạc bộ thể thao ngoài công lập như  CLB võ thuật, bóng đá, bida, cờ tướng, cờ vua, bóng bàn, bóng chuyền...số người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 36% trên tổng số dân; gia đình tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên đạt 32% trên tổng số hộ toàn huyện. Hàng năm, ngoài kinh phí nhà nước Ban Chỉ đạo huyện đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa vận động các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các thiết chế thể thao và thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu vui chơi, rèn luyện sức khỏe của các tầng lớp nhân dân.

Kết quả đạt được đã khẳng định phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Tuy Phước có sức lan tỏa mạnh mẽ, tác động tích cực đến thói quen, nếp nghĩ, nếp sống của người dân trong chung tay xây dựng Huyện đạt chuẩn Nông thôn mới, góp phần xây dựng huyện nhà ngày càng phát triển, văn minh, giàu đẹp.

Tác giả bài viết: Nam Việt - Phòng Văn hóa và Thông tin huyện

Hướng dẫn nghiệp vụ
Bản tin nội bộ
Đề cương tuyên truyền
Tài liệu tham khảo
Báo cáo tổng kết năm
Báo cáo kinh tế xã hội
Hỏi đáp trực tuyến
Báo điện tử CS
Tuyên giáo
Xây dựng đảng
Tạp chí Cộng sản
Liên kết website
  • Đang truy cập44
  • Tháng hiện tại274,974
  • Tổng lượt truy cập4,777,575
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây