Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn

Thứ sáu - 22/03/2024 15:57 90 0
Chiều 11.3, tại Di tích lịch sử-văn hóa Chùa Bà, UBND huyện Tuy Phước tổ chức Lễ khai hội giới thiệu, quảng bá và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Chùa Bà-Cảng thị Nước Mặn. Dự Lễ hội có các đồng chí Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Lý Tiết Hạnh, cùng lãnh đạo các sở, ngành; đồng chí Nguyễn Văn Hùng-Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Huỳnh Nam-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, cùng cùng lãnh đạo các phòng, ban, ngành huyện Tuy Phước, xã Phước Quang và đông đảo nhân dân, du khách tham dự.
Quang cảnh Lễ hội
Quang cảnh Lễ hội
Ra đời cách nay khoảng 4 thế kỷ, Lễ hội Chùa Bà-Cảng thị Nước Mặn là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn và ra đời sớm ở Bình Định. Theo lệ, Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày từ ngày cuối của tháng Giêng âm lịch đến mùng 2.2 âm lịch. Lễ hội diễn ra với nhiều nghi lễ cổ truyền thể hiện nét tín ngưỡng văn hóa dân gian, như: Lễ tế các vị thần linh: Thiên hậu Thánh mẫu (tế Bà), Thai sanh Thánh mẫu, Thành hoàng bản cảnh cầu mong các vị thần linh phù hộ, độ trì nhân dân làm ăn thuận lợi, gặp nhiều may mắn, bảo hộ việc sinh sản mẹ tròn con vuông; Lễ khai kinh cầu quốc thái dân an, Lễ nghinh thần rước sắc, rước biểu trưng ngư-tiều-canh-mục với những hình tượng ngư dân đánh bắt hải sản, nông dân lên rừng đốn củi, khai ruộng canh tác, chăn nuôi gia súc…, nhằm tưởng nhớ công lao của các bậc tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ của vùng đất ngày xưa từng là cảng thị sầm uất.
 
 
 

Phần hội diễn ra với nhiều hoạt động, như: Hội đánh bài chòi dân gian, trò chơi dân gian, biểu diễn hát bội, thi đấu bóng chuyền… phục vụ nhân dân và khách thập phương về trẩy hội.
 

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước Nguyễn Hùng Tân cho biết: Tháng 8.2022, Lễ hội Chùa Bà-Cảng thị Nước Mặn được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Huyện Tuy Phước đang phối hợp Sở VH&TT xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản Lễ hội Chùa Bà-Cảng thị Nước Mặn đến năm 2030; đồng thời, quy hoạch mở rộng khuôn viên Di tích lịch sử-văn hóa Chùa Bà, xây dựng mới tuyến đường vào chùa Bà; tôn vinh các nghệ nhân, người nắm giữ di sản, cộng đồng có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; tổ chức khôi phục, nhận diện các thành tố đã mai một, những tri thức dân gian liên quan đến di sản Lễ hội để xây dựng, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch...
 

Năm nay, Lễ hội được tổ chức từ ngày 9-11.3 (tức ngày 29 tháng Giêng đến mùng 2.2 âm lịch). Ngoài phần lễ, còn diễn ra phần hội gồm: Hội đánh bài chòi dân gian từ 29 tháng Giêng đến mùng 2.2 âm lịch, thi đấu bóng chuyền với 3 đội bóng tham gia, gồm các xã Phước Quang, Phước Hòa và Phước Sơn  vào sáng mùng 2.2 âm lịch, trò chơi dân gian vào chiều mùng 1.2 âm lịch, trưng bày gian hàng bán sản phẩm đặc trưng của địa phương từ mùng 1-2.2 âm lịch, biểu diễn hát bội vào 3 đêm từ mùng 2-4.2 âm lịch.

Tác giả bài viết: Tấn Hùng - Trung tâm VH - TT - TT huyện

Hướng dẫn nghiệp vụ
Bản tin nội bộ
Đề cương tuyên truyền
Tài liệu tham khảo
Báo cáo tổng kết năm
Báo cáo kinh tế xã hội
Hỏi đáp trực tuyến
Báo điện tử CS
Tuyên giáo
Xây dựng đảng
Tạp chí Cộng sản
Liên kết website
  • Đang truy cập47
  • Tháng hiện tại104,817
  • Tổng lượt truy cập2,709,166
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây