Dâng hương 173 năm Ngày mất Danh sĩ đại thần Lê Đại Cang

Thứ tư - 04/11/2020 16:06 782 0
Ngày 10.10, Phòng VH&TT và Trung tâm VHTT-TT huyện Tuy Phước đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 173 ngày mất cụ Lê Đại Cang (1847- 2020) bậc danh sĩ đại thần thời Nguyễn tại Từ đường tộc họ Lê ở thôn Luật Chánh, xã Phước Hiệp. Về tham dự lễ dâng hương có các đồng chí lãnh đạo Sở VHTT; Bảo tàng tổng hợp tỉnh; Nhà hát nghệ thuật truyền thống Bình Định và lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Tuy Phước cùng đại diện tộc họ Lê ở trong và ngoài huyện.
Lãnh đạo Huyện ủy và UBND huyện dâng hương
Lãnh đạo Huyện ủy và UBND huyện dâng hương

Lê Đại Cang (1771 – 1847)  còn gọi là Lê Đại Cương tự là Thống Thiện, hiệu Kỳ Phong. Ông quê làng Luật Chánh, xã Phước Hiệp. Ông là một vị quan nổi tiếng tài năng, trung chính thời Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị.

Trong 40 năm làm quan, từ năm 1802 tới năm 1842, từ chức tri huyện tới chức quyền Tổng trấn, Tổng đốc, Thượng thư, Tham tán đại thần… Lê Đại Cang đã thực thi nhiệm vụ ở khắp ba miền đất nước trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngoại giao và có những đóng góp rất đáng quý trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, như: Chỉ huy đào sông Vĩnh Điện ở Quảng Nam, đắp đê sông Hồng mới, giải oan và trừng phạt nhiều quan lại tham nhũng ở Hà Nội và vùng phụ cận; xây mới thành An Giang, chấn chỉnh quân đội, huấn luyện binh sĩ; khai mở đường thủy từ sông Tiền ở Tân Thành thẳng đến sông Hậu ở Châu Đốc… 

Không những nổi tiếng là một thượng quan tài năng, liêm chính, văn võ song toàn, Lê Đại Cang còn được đương thời coi là một bậc cự phách, hiển đạt về văn chương với tập “Lê thị gia phả”, tập thơ “Tỉnh ngu thi tập” và hai tập bút ký về thời gian làm quan ở phương Nam mang tên “Nam hành” và “Tục Nam hành”. Đáng tiếc, do chiến tranh loạn lạc, hiện chỉ có tập “Lê thị gia phả” còn được gia tộc họ Lê ở quê hương lưu giữ, các tác phẩm khác đều đã thất lạc, chưa sưu tầm lại được.

Dầu vậy, cuộc đời ông cũng lắm thăng trầm khi nhiều lần thăng quan, có thời gian ông làm đến chức tổng đốc, nhưng cũng không ít lần chịu tội, trong đó tới 2 lần phải làm lính khiêng võng. Nhưng dù vậy, ông vẫn không ngừng cống hiến cho đất nước.  Sau khi đã tận tâm, tận lực, 72 tuổi ông cáo lão về quê. Tại đây, ông khôi phục từ đường họ Lê, lập ra chùa Giác Am, lập Văn chỉ Tuy Phước là nơi hội tụ nhân sĩ, trí thức Tuy Phước, Quy Nhơn, cùng chăm lo khuyến học, khuyến tài ở quê hương.

Chiếc đòn khiêng võng của ông hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Bình Định - vốn là vật lưu niệm quý báu thuộc từ đường của gia tộc họ Lê ở Luật Chánh tặng lại - là một minh chứng cho những câu chuyện đẹp về Lê Đại Cang.

Với nhân cách của bậc quốc sĩ, ông không chỉ là niềm tự hào của bao người mà còn là cảm hứng cho những tác phẩm văn chương, sân khấu. Năm 2018, Nhà hát tuồng Đào Tấn đã xây dựng thành công vở tuồng Quan khiêng võng (tác giả kịch bản: Văn Trọng Hùng, chuyển thể: Đoàn Thanh Tâm, đạo diễn: NSND Lê Tiến Thọ). Theo tác giả chuyển thể Đoàn Thanh Tâm, xuyên suốt vở diễn là hình ảnh đòn khiêng võng (khiêng võng ở đây là khiêng, là gánh trách nhiệm giang sơn trên vai). Vở tuồng không chỉ thể hiện niềm tự hào mà còn góp phần giúp người xem hiểu hơn bậc quốc sĩ của quê hương.


Xuân Vinh - Trung tâm VH - TT -TT huyện  (Cập nhật ngày 12-10-2020)    
Hướng dẫn nghiệp vụ
Bản tin nội bộ
Đề cương tuyên truyền
Tài liệu tham khảo
Báo cáo tổng kết năm
Báo cáo kinh tế xã hội
Hỏi đáp trực tuyến
Báo điện tử CS
Tuyên giáo
Xây dựng đảng
Tạp chí Cộng sản
Liên kết website
  • Đang truy cập44
  • Tháng hiện tại189,947
  • Tổng lượt truy cập4,414,345
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây